Lịch sử Phong_trào_Tân_văn_hóa

Hai trung tâm hoạt động văn chương, trí thức lớn bấy giờ là Bắc KinhĐại học Bắc Kinh, Đại học Thanh HoaThượng Hải có ngành xuất bản hưng thịnh.[4] Các nhà sáng lập của Phong trào Tân văn hóa tập trung ở Đại học Bắc Kinh, nơi được Thái Nguyên Bồi chiêu mộ khi trở thành hiệu trưởng. Trần Độc Tú làm khoa trưởng và Lý Đại Chiêu làm thủ thư bắt đầu tuyển chọn các nhân vật hàng đầu như triết gia Hồ Thích, học giả đạo Phật Lương Thấu Minh, sử gia Cố Hiệt Cương và các người khác. Trần Độc Tú sáng lập tạp chí Tân thanh niên năm 1915 trở thành ấn phẩm nổi bật nhất trong hàng trăm tờ báo cho công chúng trung lưu mới.[5]

Viên Thế Khải có quân đội Nhà Thanh sau khi sụp đổ năm 1911 cố thành lập trật tự thống nhất, nhưng không bảo vệ Trung Quốc khỏi Nhật Bản được và thất bại trong việc tự phong làm hoàng đế.[6] Khi qua đời năm 1916, sự sụp đổ của trật tự truyền thống có vẻ đã hoàn tất, dẫn đến cuộc tìm tòi thứ thay thế cơ bản hơn các cải cách của thế hệ trước mà thành lập các cơ quan, chính thể mới; các trí thức hàng đầu táo bạo kêu gọi tân văn hóa.[7]

Có một cơ sở văn hóa lớn, các nhà xuất bản, tạp chí, hội văn chương cùng các đại học làm nền tảng cho văn đàn, trí thức khoa bảng sôi nổi trong các thập niên tiếp theo. Tạp chí Tân thanh niên là luận đàn nổi bật về nguyên nhân của các nhược điểm của xã hội Trung Quốc dẫn đến tạp chí này đổ lỗi cho văn hóa Nho giáo. Trần Độc Tú ủng hộ "Nho gia" nhường ngôi cho "Ngài khoa học" (賽先生; 赛先生; sài xiānsheng) và "Ngài dân chủ" (德先生; dé xiānsheng). Một hậu quả khác là văn chương bạch thoại được xúc tiến so với văn chương văn ngôn, Hồ Thích tuyên bố rằng "tử ngữ không thể đẻ ra sinh văn". Theo lý thuyết, bạch thoại cho phép người ít học đọc được chữ, báo chí và sách vở.

Ông cho rằng văn ngôn là ngôn ngữ thành văn trước phong trào, chỉ có học giả và quan chức mới hiểu được. Tuy nhiên trên thực tế bạch thoại lại có nhiều từ nước ngoài và các từ Hán gốc Nhật khiến nhiều người không hiểu.[8] Các học giả như Triệu Nguyên Nhiệm bắt đầu nghiên cứu các phương ngữ tiếng Hán bằng các công cụ ngôn ngữ học phương Tây. Hồ Thích là một trong các học giả dùng nghiên cứu văn bản của Hồng lâu mộng và các tiểu thuyết bạch thoại khác làm cơ sở cho quốc ngữ. Các hội văn học như Hội tân nguyệt nảy nở.

Mức xuất bản văn chương đương thời rất lớn và nhiều tác giả nổi tiếng như Mao Thuẫn, Lão Xá, Lỗ Tấn và Băng Tâm đều xuất bản tiểu thuyết đầu tay. Tiêu biểu như các bài tiểu luận và truyện ngắn của Lỗ Tấn làm náo động chỉ trích văn hóa Nho giáo như truyện ngắn Cuồng nhân nhật ký trực tiếp ám chỉ rằng văn hóa Trung Hoa truyền thống đạo đức giả, xem thường cá nhân, không quan tâm đến sinh mạng con người còn truyện ngắn AQ Chính truyện tả người Trung Quốc đương thời kém cỏi, tự tôn hão huyền để che giấu sự tự ty mặc cảm thầm kín.[9] Các nhạc sĩ như Doãn Tự Trọng cũng tham gia phong trào bằng âm nhạc.

Các lãnh đạo Tân văn hóa cùng giới ủng hộ thấy Trung Quốc là một nước giữa các nước, văn hóa không đặc biệt.[10] Nhiều học thuyết phương Tây trở nên thịnh hành, đặc biệt những chủ trương ủng hộ khuynh hướng chỉ trích văn hóa và kiến quốc của phong trào, chủ nghĩa Darwin xã hội có ảnh hưởng từ cuối thế kỷ 19 làm Lỗ Tấn cùng người khác rất ấn tượng[11] và có gần như mọi chủ nghĩa khác tán trợ. Thái Nguyên Bồi, Lý Thạch Tằng và Ngô Trĩ Huy phát triển phiên bản Trung Quốc chủ nghĩa vô chính phủ, cho rằng xã hội Trung Hoa phải có cải cách mãnh liệt thì cải cách chính trị mới hữu hiệu. Chủ nghĩa thực dụng của John Dewey trở nên phổ biến, thường bằng tác phẩm của Hồ Thích, Tưởng Mộng Lân và Đào Hành Tri.

Dewey đến Trung Quốc năm 1919, cả năm sau đi diễn thuyết, Bertrand Russell cũng vậy trước các đám đông nồng nhiệt. Lỗ Tấn được biết đến bởi việc ông biểu đạt các ý tưởng của Nietzsche mà Lý Thạch Sầm, Mao Thuẫn và các trí thức đương thời khác cũng tuyên truyền.

Giới lãnh đạo Tân văn hóa thường có chương trình vô chính phủ ảnh hưởng chủ trương chủ nghĩa nữ quyền, thậm chí yêu tự do để tấn công gia đình truyền thống, thay đổi cách thế hệ sau nhìn nhận xã hội. Cụ thể thì phong trào thay ý tưởng địa vị thân thích truyền thống bằng tình dục, một ví dụ của các lý thuyết cá nhân nổi lên trong thời kỳ.[12] Trong các tác giả nữ quyền có Đinh Linh.